Sơn Che Phủ Vết Nứt – Giải Pháp Vật Liệu Mới Của Kansai Paint
Nhiều công trình sau một thời gian đưa vào sử dụng đã xuất hiện những vết nứt chân chim trên bề mặt làm giảm đi tính thẩm mỹ của công trình. Thậm chí khi xử lý sơn lại bằng các loại sơn phủ thông thường, các vết nứt lại tiếp tục xuất hiện. Như vậy rõ ràng là các loại sơn thông thường không thể xử lý triệt để được các vết nứt chân chim trên bề mặt và cần một giải pháp thông minh và đột phá hơn để giải quyết vấn đề này. Thấu hiểu được nỗi lo của khách hàng, Tâm An Group đã dày công nghiên cứu và tìm ra giải pháp đột phá, xử lý triệt để vết nứt chân chim cho các công trình xây dựng bằng dòng sơn che phủ vết nứt Weathercoat Elastomeric.
Nứt chân chim – Nỗi lo ngại của nhiều công trình
Nứt chân chim (rạn màng sơn) là hiện tượng những vết nứt nhỏ, có hình dạng ngẫu nhiên và có độ rộng dưới 1mm. Không giống như các vết nứt ăn sâu vào kết cấu bên trong, nứt loại này thường là nứt ở lớp vữa trát của tường, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp phủ bề mặt tiếp theo.

Sơn che phủ vết nứt
Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Trong đó nguyên nhân chính chủ yếu nằm ở lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây dựng, khiến khối vật liệu co ngót không đồng đều, lớp sơn phủ thông thường không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi này dẫn tới tường xuất hiện các vết rạn nứt chân chim.
Bên cạnh đó, với khí hậu nóng ẩm, thời tiết khắc nghiệt, mưa bão nhiều tại Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân khiến màng sơn bị tác động dẫn đến xuất hiện các vết rạn nứt.
Sơn co giãn che phủ vết nứt Weathercoat Elastomeric – Giải pháp vật liệu đột phá mới
Sơn co giãn Weathercoat Elastomeric là dòng sơn gốc acrylic, có khả năng co giãn và che phủ hoàn hảo giúp tăng khả năng chống chịu cho các công trình, đặc biệt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt như Việt Nam.
Những ưu điểm vượt trội mà sơn che phủ vết nứt Weathercoat Elastomeric đang sở hữu

Bảng so sánh sơn che phủ vết nứt của Kansai Paint với các dòng sơn phủ thông thường
Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công sơn co giãn Weathercoat Elastomeric che phủ vết nứt
Chuẩn bị dụng cụ thi công
- Bay để thi công bột trét
- Rulo thường thi công sơn lót và sơn phủ
- Rolo gai để thi công sơn co giãn
Hệ thống sơn đề xuất
- Bột trét Eco Skimcoat
- Sơn lót chống kiềm siêu hạng 1035
- Sơn co giãn Weathercoat Elastomeric
- Sơn giảm nhiệt Heat Reduction Roofcote
Bước 1: Xử lý bề mặt bê tông
- Đánh nhẵn và loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt tường: Thủ công dùng đá mài hoặc dùng máy chà nhám.
- Đối với bề mặt cũ bị phân hóa, cần tiến hành loại bỏ những màng sơn cũ bằng dụng cụ thích hợp trước khi thi công.
- Đảm bảo cho bề mặt sơn phải sạch, khô, không có tạp chất làm giảm độ bám dính như: bụi, dầu mỡ hay sáp.
Bước 2: Kiểm tra độ ẩm, độ Ph và điều kiện thi công
- Độ ẩm của tường đạt dưới 16% bằng máy đo độ ẩm, hoặc để tường khô sau 28 ngày.
- Trong trường hợp nhiệt độ < 10°C không nên thi công
- Đảm bảo độ PH < 9
Bước 3: Thi công bột trét (1- 2 lớp)
Bột trét có tác dụng giúp bề mặt tường được phẳng và đảm bảo lớp sơn sau này.
- Để hiệu quả nhất nên trộn bột trét theo đúng tỷ lệ 1 bả 2.5 nước, trộn thật nhuyễn tránh vón cục.
- Lớp bả không được quá dày quá 2mm.
- Thời gian giữa 2 lớp bả tối thiểu từ 2 đến 3 tiếng để lớp bả thứ nhất có thể khô, đồng thời lớp bả thứ 2 cũng được tốt nhất.
- Xả nhám bằng giấy nhám
- 24 tiếng sau thì tiến hành thi công sơn lót
Bước 4: Thi công sơn lót (Tiêu chuẩn 1 lớp)
Sơn lót ở đây có tác dụng chống kiềm, ngăn chặn kiềm tác động được tới mặt sơn bên ngoài và làm độ hiển thị màu của lớp sơn phủ đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời cũng là lớp kết dính giữa lớp bà và lớp phủ.
- Khuấy đều sơn lót trước khi sử dụng, nên thêm từ 5-10% nước để dễ thi công.
- Lấy sơn đều roller với lớp mỏng
- Thi công 1 đến 2 lớp sơn lót
- Thời gian giữa 2 lớp sơn lót từ 2 tiếng trở lên
Bước 5: Thi công sơn co giãn Weathercoat Elastomeric (Tiêu chuẩn 2 lớp)
Sơn co giãn Weathercoat Elastomeric có khả năng đàn hồi với chất lượng vượt trội, tạo ra bề mặt sần để che phủ vết rạn, nứt bề mặt, mang đến cho công trình hoàn thiện đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
- Dụng cụ thi công được sử dụng là rulo gai (tạo bề mặt sần cho bề mặt tường)
- Tiến hành thi công lớp 1, thời gian thi công giữa 2 lớp là 5 tiếng.

Sơn che phủ vết nứt thế hệ mới
Bước 6: Thi công sơn phủ (Tiêu chuẩn 2 lớp)
Sơn lót được sử dụng để giúp bảo vệ bức tường và tạo độ thẩm mỹ cao nhất.
- Nên thêm từ 5-10% nước vào sơn phủ để dễ thi công hơn
- Lăn sơn thật đều để lớp sơn sau khi hoàn thiện được đều màu nhất.
- Tiêu chuẩn của sơn phủ là 2 lớp thời gian giữa các lớp là 2 giờ.